Hotline:
0933.74.6996
Email:
info@thamsanoto.com

Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng VETC và ePass chi tiết nhất

Từ ngày 1/8/2022, toàn bộ các tuyến cao tốc trên cả nước sẽ thực hiện hình thức thu phí tự động ETC. Để giúp hệ thống thu phí điện tử không dừng hoạt động tối ưu nhất, nhà cung cấp đưa ra 2 vị trí dán thẻ định danh đạt tiêu chuẩn là kính xe và đèn xe. Theo đó ở mỗi vị trí dán thẻ thu phí không dừng sẽ có cách dán khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của thẻ.

Để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ETC khi tham gia giao thông, các chủ phương tiện phải dán thẻ định danh hay còn gọi là thẻ đầu cuối cho phương tiện. Đây là thẻ có gắn chíp chứa thông tin về xe và chủ phương tiện. Khi đi qua trạm, công nghệ RFID sẽ nhận diện tự động ô tô bằng sóng Radio, đọc mã số trên thẻ định danh và truyền thông tin về hệ thống PC/PLC để đối chiếu với cơ sở dữ liệu. Để thuận lợi cho việc nhận diện, vị trí dán thẻ thu phí không dừng ePass hay VETC tốt nhất là ở kính chắn gió hoặc đèn xe.

cách dán thẻ thu phí không dừng epass viettel - cách dán epass
Thẻ định danh gắn chip chứa thông tin về xe và chủ phương tiện, giúp người lái không phải dừng lại thanh toán khi qua trạm thu phí (Nguồn: Sưu tầm)

1. Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng ETC trên kính xe

Vị trí dán thẻ thu phí không dừng tối ưu nhất là ở mặt bên trong kính xe, cách mép dưới 10cm và cách mép phải 5cm. Quy trình dán thẻ định danh trên xe:

  • Bước 1: Lau sạch vị trí dán thẻ trên mặt kính bên trong phía ghế phụ bằng khăn ẩm, sau đó sử dụng khăn sạch để lau khô lại một lần nữa.
  • Bước 2: Sử dụng thước đo để hỗ trợ xác định vị trí dán tốt nhất, nên để cách mặt kính từ 15-20cm để tránh làm xước kính xe.
  • Bước 3: Bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ, sau đó miết nhẹ sao cho thẻ dính vào bề mặt kính và không bị nhăn.

Nếu chủ xe đã dán phim cách nhiệt cho kính, hệ thống ETC sẽ không nhận diện được thông tin trên thẻ, do đó cần phải chuyển sang dán thẻ lên đèn xe.

Để đảm bảo thẻ được dán đúng cách và đúng vị trí tiêu chuẩn, chủ phương tiện có thể liên hệ với đội ngũ của ePass để được hỗ trợ dán thẻ thu phí không dừng tại nhà.

vị trí tiêu chuẩn dán thẻ thu phí không dừng trên kính xe
Vị trí tiêu chuẩn dán thẻ thu phí là mặt bên trong kính xe, phía ghế lái phụ, cách mép dưới của kính 10cm và cách mép phải 5cm (Nguồn: Sưu tầm)

2. Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng ETC trên đèn xe

Ngoài vị trí trên kính, chủ phương tiện có thể lựa chọn dán thẻ định danh tại đèn xe phía bên ghế phụ. Thẻ định danh dán đèn có đặc điểm trong suốt để không cản trở tầm nhìn hay khả năng chiếu sáng của đèn. Các bước dán thẻ thu phí không dừng ePass hay VETC tại đèn xe như sau:

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm làm sạch bề mặt đèn xe phía bên phía ghế phụ, sau đó để khô.
  • Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ ePass/VETC phù hợp nhất là ở giữa đèn xe, cách xa chỗ kim loại của vỏ xe và song song với mặt đất.
  • Bước 3: Từ từ bóc lớp keo dính ở phía góc thẻ một cách nhẹ nhàng, dán lên đèn xe. Người dùng miết các mép cẩn thận sao cho không còn không khí bên trong và thẻ dán chặt vào đèn.
vị trí tiêu chuẩn dán thẻ thu phí không dừng trên đèn xe
Thẻ thu phí không dừng dán đèn xe có đặc điểm trong suốt để không cản trở tầm nhìn hay hoạt động giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

Dán thẻ thu phí không dừng giúp tránh tình trạng ùn tắc, người điều khiển phương tiện có thể tiết kiệm thời gian khi đi qua trạm thu phí. Hiện tại, chủ xe có thể liên hệ với các đơn vị cung cấp dưới đây để dán thẻ định danh:

  • Thẻ ePass do Viettel cung cấp: Chủ xe có thể dán thẻ thu phí không dừng ePass Viettel tại cửa hàng Viettel Store, bưu cục Viettel Post, trạm thu phí do VDTC quản lý, trạm đăng kiểm, điểm dán thẻ lưu động hoặc ngay tại nhà.
  • Thẻ E-tag do VETC cung cấp, chủ xe có thể dán tại trung tâm đăng kiểm, trạm thu phí, đại lý của VETC hoặc dán VETC tại nhà.

Từ ngày 1/8/2022, tất cả các tuyến cao tốc sẽ chính thức áp dụng thu phí không dừng ETC. Vì thế chủ xe nên chủ động dán thẻ sớm để không gặp trở ngại trong quá trình lưu thông sau này.