Hotline:
0933.74.6996
Email:
info@thamsanoto.com

Độ xe ô tô có đăng kiểm được không?

Độ xe ô tô không còn là điều xa lạ đối với các tài xế lái xe hiện nay. Chỉ với một chút thay đổi nhỏ như lại mang đến cho xe một diện mạo hoàn toàn mới mẻ, độc đáo. Vậy độ xe ô tô là gì? Độ xe ô tô có đăng kiểm được không? Cùng Panda Auto tham khảo các thông tin sau đây.

Độ xe ô tô là gì?

Độ xe ô tô
Độ xe ô tô

Độ xe ô tô là tác động làm thay đổi nội thất, ngoại thất của ô tô và nâng cấp khả năng vận hành của bằng cách trang bị thêm các tiện ích khác so với một chiếc xe nguyên bản. Trang bị những món đồ chơi, những phụ kiện cần thiết không chỉ làm đẹp cho xe. Mà còn hỗ trợ người lái xe xử lý các tình huống giao thông khó khăn một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không phải những món đồ nào thay đổi trên xe cũng có ích, cũng hợp lệ. Nên các tài xế phải cân nhắc trước khi độ xe ô tô.

Độ xe ô tô có bị phạt không?

Độ xe ô tô có bị phạt?
Độ xe ô tô có bị phạt?

Có, nếu chủ xe độ các chi tiết đã được quy định rõ. Nếu không tìm hiểu kĩ trước khi độ xe ô tô, chủ xe rất dễ làm quá tay dẫn đến vi phạm luật. Khó khăn hơn nữa là đúng lúc xe tới hạn đăng kiểm, chủ xe sẽ bị từ chối đăng kiểm, bị bắt phải đưa chiếc xe về với nguyên trạng ban đầu.

Độ xe ô tô có đăng kiểm được không?

Đăng kiểm xe ô tô
Đăng kiểm xe ô tô

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi tự ý “độ” xe ô tô của cá nhân lên đến 8 triệu đồng. Luật giao thông đường bộ cấm thay đổi màu sơn, thiết kế ban đầu. Nếu tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn không đúng với giấy đăng ký xe, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền.

Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán và thử nghiệm cẩn thận trước khi tung ra sản phẩm mới. Chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng. Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất như làm thay đổi cấu tạo, hình dáng,… có thể dễ gây tai nạn giao thông.

Khi độ xe có được đăng kiểm hay không còn tuỳ thuộc vào bộ phận chủ xem thêm vào, nâng cấp. Có những bộ phận các trung tâm đăng kiểm vẫn chấp nhận như thường nhưng sẽ có những bộ phận bị từ chối.

Tại Việt Nam, việc thay thế các phụ kiện bên ngoài không ảnh hưởng đến an toàn vẫn không bị cấm. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép tự ý đổi kết cấu, tổng thành, cấu tạo của xe. Ví dụ như làm lại hơi để tăng công suất động cơ, thay lốp, vành xe, màu sơn,… không đúng chuẩn.

>> Tìm hiểu thêm: