Đèn pha xe hơi là bộ phận thường xuyên hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau. Sau thời gian dài sử dụng khoảng 5 năm, đèn pha ô tô bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp và ố vàng. Vậy cách xử lý vấn đề này có đơn giản không? Liệu xe ô tô có được đăng kiểm khi đèn pha bị ố vàng hay không? Hãy cùng Panda Auto đi tìm hiểu nhé.
Lý do khiến đèn pha ô tô bị ố vàng
Sau quãng thời gian sử dụng tầm hơn 5 năm, đèn pha ô tô bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu hư hại như: những vết rạn chân chim, ố vàng,… Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn làm giảm khả năng chiếu sáng của xe và hạn chế tầm nhìn của người cầm lái.
Nguyên nhân xảy ra vấn đề này là do lớp nhựa bên ngoài được cấu tạo từ nhựa Polycarbonate trong suốt, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV, nước mưa, nhiệt độ cao, bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa dân dụng,…
Bên cạnh đó, do thói quen đỗ xe ở nơi không có mái che của chủ phương tiện cũng là lý do khiến đèn ô tô bị ố vàng do phải liên tục tiếp xúc với nắng, mưa trong thời gian dài.
>> Tìm hiểu thêm:
Cách xử lý đèn pha ô tô khi bị ố vàng
Vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa
Đối với đèn pha xe ô tô nếu các vết bụi bẩn hay vết vàng ố do quá trình sử dụng lâu dài và độ ẩm do mưa gây ra lọt vào bên trong thì bạn nên tháo hẳn kính đèn pha ra và vệ sinh phía bên trong mặt kính bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, sau đó lắp lại đèn xe như ban đầu.
Sau đó dùng dung dịch tẩy rửa vệ sinh bề mặt ngoài của đèn xe một lần nữa và lau khô đèn xe bằng khăn mềm. Đây là cách làm sáng bóng đèn ô tô vô cùng hiệu quả. Nên thực hiện phương pháp này khi bạn đủ hiểu về việc tháo lắp đèn xe.
Vệ sinh đèn pha ô tô bằng kem đánh răng
Chỉ cần cho một lượng kem đánh răng vào khăn mềm hay miếng rửa bát mềm và chà trực tiếp lên bề mặt vỏ đèn, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp làm sạch đèn pha trong thời gian ngắn nên phải thực hiện thường xuyên để đèn pha xe bạn có thể chiếu sáng hiệu quả hơn.
Vệ sinh đèn bằng cách dùng giấy nhám
Đầu tiên, cần sử dụng giấy nhám loại mịn, tránh gây xước để loại bỏ các mảng bám, đánh bóng lại ốp đèn pha. Giấy nhám cần phải được ngâm nước, sau đó chà nhẹ trên đèn xe theo theo hình vòng tròn xoắn ốc, không nên tập trung chà tại một điểm dễ gây mòn, lõm ốp đèn pha.
Đèn pha bị ố vàng có đăng kiểm được không?
Trong nhiều trường hợp đèn pha đèn bị ố vàng nặng, gây cản trở ánh sáng, điều này gây ảnh hưởng tới khả năng đăng kiểm của xe. Điều này khiến phương tiện bị từ chối đăng kiểm theo quy định vì không đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan đăng kiểm.
Ngoài đèn bị ố nặng, đèn sáng yếu do hư hại như bong tróc chóa đèn, lens bị mờ,…. cũng ảnh hưởng tới khả năng đăng kiểm của xe ô tô.
Để khắc phục các sự cố về đèn hoặc nâng cấp các loại đèn có ánh sáng tốt hơn mà không ảnh hưởng tới khả năng đăng kiểm, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm tăng sáng như: bóng LED, bi LED, bi LASER,…
>> Tìm hiểu thêm: