Những điều cần làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô
Không nên đăng kiểm xe ngày Lễ, Tết và đầu tuần
Những ngày lễ, tết hoặc đầu tuần, lượng xe đổ về trung tâm đăng kiểm nhiều hơn bình thường. Chủ xe nên chủ động thời gian, tránh đưa xe đi đăng kiểm tại thời điểm này nhằm hạn chế việc phải chờ đợi lâu.
Đặt lịch hẹn và chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi đi đăng kiểm
Chủ xe nên đặt lịch trước với trung tâm đăng kiểm xe ô tô. Ngoài ra, bạn cần soạn lại các giấy tờ cần thiết để mang theo. Tới trung tâm đăng kiểm, bạn cần mang theo những giấy tờ sau: Sổ đăng kiểm, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự, biên lai phí cầu đường,…
Nắm rõ quy trình đăng kiểm
Theo quy định đăng kiểm Việt Nam, quy trình đăng kiểm sẽ gồm 5 bước: Kiểm tra phanh -> kiểm tra khí thải và tiếng ồn -> kiểm tra phần trên xe -> kiểm tra tổng thể -> kiểm tra phần khung gầm và hệ thống treo.
Những xe đi đăng kiểm sẽ được phân loại thành 2 nhóm dựa trên số km hiển thị và tuổi, đời xe:
- Loại trên 7 năm hoặc dưới 6 năm
- Loại dưới 60.000 km.
Hãy tự kiểm tra lại xe trước khi đưa đi đăng kiểm
Căn cứ vào quy trình đăng kiểm, chủ xe nên kiểm tra trước chiếc xe của mình nhằm tiết kiệm thời gian và thuận lợi khi thực hiện đăng kiểm.
- Lau sạch biển số trước sau để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.
- Lau sạch số máy và số khung, kiểm tra các số có bị mờ không.
- Mở cabin kiểm tra mức nước làm mát động cơ cao hay thấp, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực của xe và quan sát dấu hiệu khác trong khoang động cơ, nếu cần thì thay thế hoặc thêm vào dung dịch cho phù hợp.
- Kiểm tra nội – ngoại thất xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc chỉnh sửa.
- Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không, hãy sử dụng thử để xem tình trạng hoạt động của nó.
- Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp, không quên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch. Bên cạnh đó hãy kiểm tra xem đèn xe có vấn đề gì hay không.
Mang xe ra gara để bảo dưỡng và kiểm tra
Bạn nên dành chút thời gian đưa xe đến gara bảo dưỡng chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chiếc xe luôn ở trong tình trạng hoàn hảo nhất. Hãy xác định tư tưởng là phải chờ đợi lâu bởi trong quá trình đăng kiểm, kiểm định viên kiểm tra đến đâu sẽ yêu cầu chủ xe khắc phục lỗi đến đó. Họ không chỉ ra lỗi tổng hợp của xe.
Quy trình kiểm định ô tô
- Kiểm tra tổng quát xe
- Kiểm tra phần trên của xe
- Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe
- Kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí thải)
- Kiểm tra phần dưới của xe.
Mỗi công đoạn được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Chủ xe có thể tự kiểm định một số hạng mục cần thiết trên chiếc xe của mình để tiết kiệm thời gian và đảm bảo quá trình đăng kiểm diễn ra thuận lợi.
Các trường hợp ô tô bị từ chối đăng kiểm
- Xe không đủ giấy tờ khi đi đăng kiểm
- Chưa đóng phí phạt nguội (lỗi vi phạm giao thông qua hình ảnh camera). Khi đó, các chủ xe phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hành chính đầy đủ thì cơ quan đăng kiểm mới đồng ý cho đăng kiểm.
- Ô tô lắp các loại cản, đèn chiếu sáng sai quy định sẽ bị từ chối đăng kiểm
- Sử dụng mâm vỏ không đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất cho phép
- Tiếp theo là trường hợp xe Van lắp thêm ghế sau. Đây cũng là một trong những trường hợp thu hút sự chú ý của người mua xe thời gian gần đây. Theo ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định Xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), hành vi lắp ghế sau cho xe Van (dù có sử dụng hay không) là sai sai quy định và chắc chắn, những chiếc xe này sẽ không được đăng kiểm.
- Một trường hợp nữa là những xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng không chấp hành cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Những trường hợp không lắp hộp đen theo quy định sẽ bị cơ quan đăng kiểm từ chối đăng kiểm và yêu cầu thực hiện việc lắp đặt trước khi mang xe đến trung tâm đăng kiểm.
>> Tìm hiểu thêm: