Hotline:
0933.74.6996
Email:
info@thamsanoto.com

Phạt nguội là gì? Nếu không nộp phạt nguội có sao không?

Một số phương tiện bị dán thông báo phạt nguội, nhưng có trường hợp chủ xe không quan tâm và cũng không chấp hành nộp phạt. Vậy chủ phương tiện không nộp phạt nguội có sao không?

Có một số người điều khiển phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông và bị phạt nguội. Vậy phạt nguội là gì, người vi phạm có thể nộp phạt ở đâu và nếu không nộp phạt nguội có sao không?

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm giao thông sau khi người điều khiển phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định.

Với hình thức phạt nguội, người điều khiển phương tiện giao thông không bị xử phạt ngay tại thời điểm vi phạm, mà sẽ tuân theo quy trình nộp phạt nguội: Lỗi vi phạm sẽ được ghi lại bằng hình ảnh thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường. Sau đó, thông tin vi phạm sẽ được gửi về trung tâm xử lý.

Không nộp phạt nguội ô tô

Hệ thống camera ghi lại hình ảnh phương tiện vi phạm phải nộp phạt nguội (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, theo Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận, xác minh thông tin phản ánh hành vi vi phạm an toàn giao thông từ các tổ chức, cá nhân: Ngoài các dữ liệu từ hệ thống camera, cơ chế phạt nguội còn có thể áp dụng khi có đầy đủ tư liệu vi phạm quy định.

Cụ thể, những thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có thể được tiếp nhận từ:

  • Được ghi thu lại bằng các thiết bị kỹ thuật của cá nhân hoặc tổ chức.
  • Hình ảnh, thông tin được đăng tải trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

Sau khi tiếp nhận các thông tin được cung cấp, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin phương tiện và chủ phương tiện thông qua dữ liệu đăng ký xe.

Chủ phương tiện sẽ nhận được thông báo mời đến cơ quan chức năng để làm rõ, xác nhận hành vi vi phạm và tiến hành nộp phạt nguội theo quy định của pháp luật.

Nộp phạt nguội ở đâu?

Quy định về hình thức, thủ tục nộp tiền phạt nguội được ghi trong khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt nguội bằng một trong các hình thức sau:

  • Nộp tiền phạt nguội tại trụ sở công an giao thông được ghi trong thông báo.
  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp phạt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản (được ghi rõ trong quyết định xử phạt).
  • Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Người nộp phạt có thể tiến hành thanh toán trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian.
  • Nộp tiền phạt vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính (Bưu điện).
  • Theo quy định Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm còn có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp:
    • Người vi phạm bị xử phạt hành chính không lập biên bản (khi bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 VNĐ đối với cá nhân, 500.000 VNĐ đối với tổ chức) và người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt vi phạm tại chỗ.
    • Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi khiến việc di chuyển khó khăn, các cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền.
Không nộp phạt nguội có sao không

Có nhiều hình thức nộp phạt nguội (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian nộp phạt nguội là bao lâu?

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Điều 73 quy định thời gian nộp phạt nguội. Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm phải chấp hành nộp phạt nguội trong thời gian 10 ngày.

Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày, người vi phạm có thể thực hiện theo thời hạn được ghi trên đó.

>>>>> 6 Cách tra cứu phạt nguội 2022 chính xác

Nộp phạt nguội muộn có bị phạt không?

Theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thời gian nộp phạt:

Nếu quá thời hạn nộp phạt, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Số tiền nộp phạt nguội sẽ được tính cộng dồn thêm theo từng ngày, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt nguội, người vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Không nộp phạt nguội thì sao

Không nộp phạt nguội thao đúng thời gian quy định, số tiền phải nộp sẽ cộng dồn lên theo ngày (Nguồn: Sưu tầm) 

Công thức tính tiền nộp phạt nguội chậm:

Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Ví dụ: Một người điều khiển phương tiện giao thông bị phạt nguội 600.000 VNĐ, chủ xe muộn 15 ngày sẽ cần trả toàn bộ số tiền phạt là.

Số tiền nộp phạt = 600.000 + ( 600.000 x 0,05% x 15) = 604.500 VNĐ

Nếu người dùng không nộp phạt nguội có sao không?

Hiện nay, có trường hợp chủ xe vi phạm không chấp hành nộp phạt nguội theo quy định. Vậy không nộp phạt nguội có sao không?

Bị cưỡng chế nộp phạt nguội

Nếu quá thời hạn nộp phạt nguội, chủ phương tiện sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định các cá nhân, tổ chức khi bị xử phạt vi phạm hành chính cần phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nhận quyết định, trừ trường hợp thời hạn thi hành ghi trên quyết định nhiều hơn 10 ngày.

Vì vậy, bất kỳ đối tượng nào nếu vi phạm giao thông bị ra quyết định xử phạt hành chính, đều phải chấp hành quyết định xử phạt.

Không nộp phạt nguội có sao không theo quy định

Không nộp phạt nguội sẽ bị cưỡng chế nộp phạt

Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP; cơ quan có thẩm quyền xử lý có quyền dùng các biện pháp cưỡng chế người vi phạm thi hành quyết định xử phạt, cụ thể:

  • Bị khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.
  • Bán đấu giá những tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
  • Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình thực hiện hành vi tẩu tán tài sản, cơ quan có thẩm quyền sẽ thu tiền, tài sản của đối tượng do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ.
  • Buộc người vi phạm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Khó khăn trong việc đăng kiểm

Từ ngày 1/1/2020, ô tô vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm nhưng với thời hạn 15 ngày, trong trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ và quá hạn nộp phạt nguội.

Cụ thể theo khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các phương tiện nộp phạt nguội chậm được đăng kiểm với thời gian ngắn: Khi chủ phương tiện đưa xe đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm có trách nhiệm thông báo cho người chủ phương tiện về việc đã vi phạm giao thông và trong quá trình chờ nộp phạt nguội. Tiếp đó cơ quan đăng kiểm thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày cho phương tiện sau khi hoàn tất kiểm định.

Không nộp phạt nguội ô tô

Khó khăn khi đăng kiểm nếu không nộp phạt nguội ô tô (Nguồn: sưu tầm)

Cơ quan đăng kiểm sẽ xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận cùng với tem kiểm định sau khi chủ phương tiện đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định.

Tóm lại, người vi phạm giao thông nên đến nộp phạt nguội đúng theo thông báo để không bị xử phạt hành chính, bị cưỡng chế nộp phạt nguội và gặp khó khăn trong việc đăng kiểm ô tô.

>> Xem thêm:

  • Các lỗi thường gặp và điểm mới về quy định phạt nguội ô tô 2022
  • Phạt nguội ô tô với xe cho mượn, chủ xe nên xử lý như thế nào?
  • Bị phạt nguội có bị giam bằng lái không?

>> Tìm hiểu thêm: